Rất đơn giản, rượu vang hữu cơ được sản xuất với nho được trồng hữu cơ. Để có được những cây nho được trồng hữu cơ, một người quản lý vườn nho phải thực hiện một bộ quy trình khép kín để duy trì cây nho của họ.
Cả Mỹ và Châu Âu đều đưa ra tiêu chuẩn cho rượu vang hữu cơ để giúp người dân nhận biết và có được lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Tuy nhiên, rượu vang hữu cơ không ngụ ý rằng là rượu vang không có chất phụ gia. Trên thực tế, có một danh sách các chất phụ gia, bao gồm những thứ như men, lòng trắng trứng và enzyme động vật (như rennet trong phô mai) được cho phép trong rượu vang hữu cơ. Hữu cơ không nhất thiết có nghĩa là rượu là thuần chay.
Điểm khác nhau nổi bật giữa tiêu chuẩn của Mỹ và Châu Âu là hàm lượng sunfit (1 loại chất bảo quản) có trong rượu vang. Theo tiêu chuẩn của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), rượu vang hữu cơ không được phép có sunfit. Còn tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu lại được phân theo 3 cấp độ: Mật độ Sunfit không quá 100 ppm trong rượu vang đỏ không ngọt; không quá 150 ppm trong rượu vang trắng không ngọt; không quá 30 ppm trong các loại rượu vang còn lại.
Sunfit là một loại chất bảo quản có trong hầu hết các loại rượu vang cao cấp và trong hầu như không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Sự khác biệt giữa 2 tiêu chuẩn trên đôi khi gây khó khăn cho người làm rượu vang, đặc biệt là ở Mỹ vì họ phải tuân theo luật lệ khắt khe và khó lòng đem rượu đạt chuẩn Châu Âu đi tiêu thụ.
Rất may là USDA đã cho phép dán nhãn rượu vang làm từ nho hữu cơ. Trên đất Mỹ hiện có rất nhiều vựa nho hữu cơ, điều này phần nào đã giúp người làm rượu vang Mỹ có thể định vị sản phẩm của mình trên thị trường.
Nhãn vang làm từ nho hữu cơ phải cung cấp các thông tin sau:
– Nho được canh tác hữu cơ – không có thuốc trừ sâu hóa học hoặc thuốc diệt cỏ
– Việc sản xuất rượu phải tuân theo Chương trình hữu cơ quốc gia
– Không được phép sử dụng các loại men biến đổi gen (GMO)
– Mật độ sunfit trong rượu phải dưới 100 ppm